Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng. Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thang âm của riêng mình. Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Về nguồn gốc, theo một số nhà nghiên cứu, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá. Trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá: cồng đá, chiêng đá... tre, rồi tới thời đại đồ đồng, mới có chiêng đồng... Từ thuở sơ khai, cồng chiêng được đánh lên để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả, lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu.. . hay trong một buổi nghe khan... đều phải có tiếng cồng chiêng như là thứ để nối kết những con người trong cùng một cộng đồng.
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Vào những ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.
Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước. Đặc biệt, hiện nay, khi đang gồng mình khắc phục hậu quả của thiên tai, bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật đã tạo được uy tín lớn bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của người Nhật. Tại sao người Nhật lại giữ được trật tự khi thiên tai xảy ra, điều mà hầu hết ở tất cả các nước không làm được?
1. Một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc
Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Đất trồng trọt nghèo nàn chiếm 13% diện tích, còn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại. Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi đây sự cần cù, bền bỉ.
Sự phân chia quyền lực trong hàng chục thế kỷ của các shogun, tinh thần võ sĩ đạo thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí chiến đấu của nhiều lớp thanh niên. Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện:
Đức ngay thẳng: giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải, không trái với lương tâm.
Đức dũng cảm: nếu chỉ là dám xông vào nơi nguy hiểm, ác liệt nhất của trận chiến và hy sinh thân mình, đó là nhiệm vụ của con nhà võ. Còn thực chất của đức dũng cảm là biết sống khi cần phải sống, biết chết khi nào cần thiết. Thấy việc nghĩa không làm, không phải là dũng cảm. Đức tính này phải được rèn luyện từ nhỏ. Con trai của người võ sĩ cần được luyện tập, chịu đói khát, khổ sở để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời để khỏi bỡ ngỡ. Luyện tập được tính dũng cảm, bình tĩnh thì lúc gặp nguy nan vẫn sáng suốt.
Đức nhân từ: là tình thương rộng lượng, nhân ái, là đức tính cao cả nhất của người võ sĩ. Nếu như tính ngay thẳng, công bằng và dũng cảm là những đức tính nam nhi thì lòng nhân từ có cái mềm mại làm nên sức mạnh nữ giới. Nhưng cái nhân từ của người võ sĩ cũng không giống như đức nhân từ của người phụ nữ. Nếu ngay thẳng quá đáng thì trở thành thô bạo, nếu nhân từ quá mức sẽ trở nên nhu nhược. Vì vậy những người dũng cảm nhất là những người dịu dàng nhất và những người giàu tình thương chính là những người dám chiến đấu dũng cảm.
Đức lễ phép: có nghĩa là làm sao cho người khác thật tình vui vẻ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự đó phải thể hiện một cách đứng đắn, thể hiện đức từ bi, bác ái tự đáy lòng mình mà ra.
Biết tự kiểm soát mình: là biết tự kiềm chế, làm cho mình có dũng khí khác thường, làm cho xã hội vui tươi, đời sống có ý vị hơn. Những ai không tự chủ được mình để cho những điều lo lắng bên trong bộc lộ ra ngoài thì không phải là hạng người có dũng khí. Không hề tỏ ra một dấu hiệu vui mừng hay giận dỗi, đó là câu nói cửa miệng của các võ sĩ.
Chân thực: nếu không chân thực thì lễ phép chỉ là giả tạo và trò cười. Người võ sĩ phải có đức tính chân thực cao hơn các tầng lớp xã hội khác. Lời nói của người võ sĩ có trọng lượng như một lời hứa chắc chắn không cần văn tự, bởi vì danh dự của người võ sĩ còn cao hơn giá trị của văn tự nhiều.
Trung thành: lòng trung thành rất quan trọng trong mối quan hệ chủ tớ ngày xưa. Theo đạo võ sĩ thì quyền lợi giữa gia đình và những người trong gia đình đều đồng nhất, không tách rời nhau. Song giữa gia đình và Thiên hoàng, nếu phải hy sinh một bên thì người võ sĩ không ngần ngại hy sinh gia đình của mình để phụng sự Thiên hoàng. Khi người võ sĩ không đồng ý kiến với chủ soái, việc làm trung thành của anh ta là tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình. Người võ sĩ có thể kêu gọi lương tâm của chủ soái và bày tỏ lòng trung thành của mình bằng cả sự hy sinh những giọt máu cuối cùng.
Trọng danh dự: là ý thức mạnh mẽ, sâu sắc về giá trị và thanh danh của người võ sĩ. Khi người khác nói xấu mình, đừng trả thù họ mà nên suy nghĩ mình đã làm tròn bổn phận chưa. Phải biết hổ thẹn khi phạm đến điều gì tổn hại đến danh dự. Biết hổ thẹn là một trong những đức tính cần được giáo dục cho tuổi trẻ.
Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong lối sống nhiều nhất. Tầng lớp võ sĩ chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh hưởng của thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản, nên nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước châu Á khác trước chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhật Bản là một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, rèn luyện để tạo nên sức mạnh về tinh thần. Điều này thể hiện rõ ở lĩnh vực tôn giáo. Ở Nhật, nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo khác. Trong đó, rất nhiều người Nhật theo cả hai tôn giáo: đạo Phật và Thần đạo. Thần đạo không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường vì không có kinh bổn và đối tượng thờ cúng duy nhất. Thần đạo thờ các vị thần linh thiêng trong trời đất, thờ tổ tiên, thờ hồn người chết, đặc biệt là thờ các anh hùng dân tộc có công lao với đất nước. Do vậy, Thần đạo gắn liền với dân tộc.
Thần đạo và Phật giáo ở Nhật Bản ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần. Còn Phật giáo giúp vào sự rèn luyện thân thể. Thần đạo không ngừng thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống thì đạo Phật lại giúp con người loại bỏ và hạn chế dục vọng để giữ gìn sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình. Hai tôn giáo hòa quyện với nhau, tạo nên một con người Nhật luôn biết chủ động, tĩnh tâm, không vô tâm nhưng cũng không bị lôi cuốn vào vòng sắc dục.
Trong văn hóa, tôn giáo dễ được xem là những yếu tố thuộc phạm vi tâm linh không dễ đóng góp vào sự phát triển xã hội, nhưng chính Nhật Bản đã biết khai thác mặt tích cực của Thần đạo, Nho giáo và Phật giáo như một trong những động lực của sự phát triển xã hội. Các tôn giáo không đẩy tâm linh vào chỗ mê tín, dị đoan, mà ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần, của tâm linh để phục vụ cho cuộc sống.
Người Nhật như ấp ủ, nung nấu trong tâm linh, trong thế giới tinh thần những dự kiến, những tâm thức cho sáng tạo và hành động. Vì vậy, có nhiều người cho rằng, tâm hồn người Nhật có một cái gì đó thần bí, bí ẩn. Thực ra cái gọi là bí ẩn chỉ là sự kiên trì nỗ lực, nuôi dưỡng ý chí cho một mục đích đang và sẽ thực hiện, ở những thời điểm thích hợp, trước những yêu cầu của xã hội, của đất nước, sức mạnh ấy bùng lên, tỏa ra thành một lực lượng vật chất và tinh thần vĩ đại, và lịch sử đã chứng minh cho điều đó, chứng minh cho sự vươn lên thần kỳ của đất nước này.
Văn hóa Nhật Bản trong hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống. Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc.
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối TK XII. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
Bên cạnh đó, y phục thời trang cũng là một nét sinh hoạt văn hóa của người Nhật, đặc biệt là đối với người con gái. Cách búi tóc của các cô gái Nhật rất cầu kỳ, mái tóc trước được dựng cao làm cho khuôn mặt có vẻ riêng, còn những món tóc được uốn lượn cầu kỳ là một nét thẩm mỹ đoan trang và duyên dáng. Trang phục truyền thống của người Nhật là kimono, một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo.
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.
Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.
Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.
2. Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại
Văn hóa Nhật Bản tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, phát triển về nhiều mặt: văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa đô thị và văn hóa làng quê, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa đa chủng loại của dân tộc.
Nhật Bản đã tìm được sự kết hợp hài hòa không phải ở mức liên kết mềm yếu giữa các yếu tố mà là sự liên kết giữa các đỉnh cao và trạng thái cực đoan của các yếu tố. Đó là sự kết hợp giữa núi cao, rừng sâu với biển xanh dịu dàng, giữa cơn bão tuyết với từng cánh hoa mong manh, giữa thanh kiếm sắc của các shogun với hoa anh đào mùa xuân... Trong đời sống xã hội, đó là sự kết hợp giữa Thần đạo đầy sức mạnh và linh thiêng với nét từ bi nhân ái của đạo Phật, giữa những yếu tố tâm linh vừa đè nặng vừa khơi dậy sức sống tinh thần, giàu bản sắc dân tộc với tính nhiều màu vẻ của thời đại.
Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật Bản. Khi xác định được trào lưu đang thắng thế, họ sẵn sàng chấp nhận, nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.
Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại trong văn hóa Nhật Bản thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên nhân tố nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nhật Bản hiện đại.
Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản qua nhiều thời kỳ lịch sử. Cần cù học tập để thêm hiểu biết và vận dụng kiến thức phục vụ xã hội. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước, bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua, đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, người Nhật ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.
Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận, cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ tin rằng ngay từ đầu họ đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục. Phần lớn người Nhật tin rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội công bằng, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân.
Như vậy, nhờ giáo dục, nền văn hóa Nhật Bản phát triển trên cơ sở quần chúng nhân dân có trình độ văn hóa đồng đều, tạo điều kiện cho những giá trị nhân văn phát triển.
Học tập những thiết chế xã hội và đạo lý gia đình của Khổng tử, người Nhật có ý thức xây dựng đời sống gia đình, là tổ ấm làm nguôi quên những bất bình và bực dọc với xã hội. Gia đình là đơn vị mà con người gắn bó với nhau bằng huyết thống và quan hệ tình nghĩa. Chính vì vậy mà ở Nhật, việc giáo dục gia đình được đặc biệt chú ý. Gia đình trực tiếp giáo dục con cái thành người. Mở rộng ra, ở các xí nghiệp, nhà máy, người Nhật cũng có xu hướng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý và người thợ nhiều khi gắn bó suốt đời với nhà máy như chính với gia đình mình. Điều này cũng lý giải tại sao người Nhật rất đoàn kết trong các tổ chức tập thể. Chính tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho văn hóa Nhật Bản giàu tính nhân văn.
Tóm lại, văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội về vật chất cũng như tinh thần.
Đền Năng Yên thuộc xã Năng Yên – huyện Thanh Ba (Phú Thọ) được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa. Nơi đây thờ Tam Vị Đại Vương: Cả Ngọ Cao Sơn, Nhị Ngọ Cao Sơn, Út Ngọ Cao Sơn những tướng lĩnh tài ba xuất chúng đã có công giúp vua Hùng Vương thứ 17 tức vua Hùng Nghị Vương đánh tan giặc Thục, dẹp hổ lang và trấn giữ vùng đất này ngay từ thủa bình minh của dân tộc.
Lễ hội đền Năng Yên, Phú Thọ - Lễ rước Kiệu về đền chính.
Ngôi đền Năng Yên còn giữ được nhiều di vật quý như Sắc phong, Ngọc phả, Ngai thờ… Trong đền còn giữ được những thư tịch là bằng chứng ghi tạc công đức của Tam Vị Đại Vương mà nhân dân Năng Yên phụng thờ, tôn kính, lưu truyền đến đời nay. Nơi đây còn bảo lưu phong tục lễ hội truyền thống của người dân Năng Yên, khi du khách đến đây có thể trực tiếp được tham gia những trò chơi dân gian như: Cờ người, nhún đu, bóng chuyền, chọi gà… các trò chơi đều mang đậm bản sắc dân gian.
Đền Năng Yên là nơi vô cùng linh thiêng, dành cho những ai có tâm linh hướng Phật. Hàng năm cứ ngoài rằm tháng giêng rất nhiều người ở gần xa đến Đền để thắp hương xin giải hạn cho mình có một năm tràn đầy sức khỏe, cả gia đình tai qua nạn khỏi, an khang thịnh vượng. Những cặp vợ chồng mới cưới muốn có con theo ý muốn đến Đền để xin được cầu đinh (sinh con trai). Mỗi dịp đầu xuân hàng nghìn du khách ở khắp mọi nơi về Đền để thành tâm công đức.
Đền Năng Yên được xây dựng vào thời Hậu Lê và tu sửa vào thời Nguyễn, song vẫn giữ được kiến trúc gỗ hoàn chỉnh, kiến trúc được tạo tác hoàn hảo, với một số tiêu bản nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian độc đáo hòa đồng với không gian đẹp, thoáng, vươn tỏa tràn đầy sinh lực giữa không gian rộng lớn của núi rừng Năng Yên. Với thủ pháp nghệ thuật tạo hình các nghệ nhân xưa đã để lại các tác phẩm điêu khắc, trang trí với đề tài Nho giáo hết sức phong phú. Toàn bộ các mảng nghệ thuật để lại ấn tượng độc đáo có kiến trúc gỗ cổ mới phô hết tài năng của cha ông từ thế kỷ trước. Đây là những giá trị tinh thần văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc.
Đền Năng Yên có mặt bằng khá rộng khi đi qua cổng đền phía bên tay phải là Đền Giếng thờ Mẫu Mẹ người đã có công sinh ra Tam Vị Đại Vương, đi thẳng vào là Đền chính thờ Tam Vị Đại Vương và bên cạnh là đền thờ các quan đã bảo vệ các vị. Phía bên trên là Đền Thượng đang được xây dựng, nơi đây ba vi đã hóa về trời. Bên cạnh đền thờ về phía tay trái là khu đất rộng được dùng để tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội.
Cứ vào dịp mùng 7 tháng giêng hàng năm, dân làng Năng Yên lại mở hội cầu tế để tưởng nhớ công đức của Tam Vị Đại Vương và cầu xin Tam Công ban cho mưa thuận gió hòa, cho muôn nhà được hạnh phúc.
Lễ hội đền được tổ chức trang nghiêm và được phục dựng theo đúng nghi thức của lễ hội, lễ rước kiệu được tiến hành từ nhà ông từ để sắc phong đến Đền chính, lễ rước mẫu gồm các thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp được tuyển chọn trong làng. Tiếp đó là lễ túc yết và lễ tế thần do các cụ cao tuổi trong làng đảm nhiệm, lễ hội còn phục dựng lại phần lễ rước nước, lễ tẩy trần.
Lễ hội Đền Năng Yên là một trong những lễ hội lớn trên quê hương đất Tổ, lễ hội đã cung cấp thêm tư liệu quý bổ sung cho nghiên cứu về thời đại Hùng Vương của dân tộc.
Lần đầu tiên, Tây Nam Bộ được xác định như một vùng văn hóa riêng biệt, với
những chứng cứ khoa học rõ ràng, thông qua việc định vị Tây Nam Bộ trong hệ
thống tọa độ không gian-chủ thể-thời gian, đồng thời cũng là lần đầu tiên
xác định được một hệ thống năm tiểu vùng trong vùng văn hóa Tây Nam Bộ.
Ở phần II và III, khi nhấn mạnh đến văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn
hóa ứng xử với môi trường, các tác giả cũng đưa ra những lập luận
khá mới, mang tính phát hiện cao. Ví dụ, trong văn hóa nhận thức, họ chỉ ra
được rằng văn hóa của người Việt vùng Tây Nam Bộ đã thể hiện nhận thức
dân gian về tính âm dương rõ rệt, không chỉ bộc lộ ở sự hiểu biết và vận dụng
những quy luật của “phạm trù” âm dương, mà còn thể hiện ở tư duy số lẻ qua sự
yêu thích những bộ ba (trong âm nhạc), bộ năm (trong điêu khắc), bộ bảy, bộ
chín (trong cách định danh Thất Sơn, Cửu Long).
Nhiều đặc tính của môi trường tự nhiên Tây Nam Bộ cũng được thể hiện trong nhận
thức của con người vùng đất này, như tính sông nước, tính hào phóng (trong việc
thể hiện đơn vị đo lường đặc thù, “công” lớn gấp đôi “sào” Trung Bộ, gấp ba
“sào” Bắc Bộ).
Các tác giả cũng chỉ ra rằng về tổ chức đời sống tập thể, tính cộng đồng
của thôn ấp Tây Nam Bộ thấp hơn hẳn so với tính làng xã của Trung Bộ và
Bắc Bộ, dẫn đến tổ chức gia đình gia tộc ở Tây Nam Bộ có vai trò cao hơn, độ
độc lập của con người cá nhân ở Tây Nam Bộ cũng cao hơn hẳn hai miền kia.
Vai trò của con dâu, con rể, mối tương quan giữa con trưởng, con út, bên nội và
bên ngoại ở Tây Nam Bộ cũng khác hẳn với miền Trung và miền Bắc. Họ cũng đưa ra
lý giải vì sao có thời Mỹ Tho, Cần Thơ còn có vị trí ngang bằng hoặc thậm
chí vượt trội so với Sài Gòn (nhất là thời kỳ “Mỹ Tho đại phố”).
Cuốn sách cũng đề cập đến vấn đề giao lưu hội nhập với văn hóa Phật giáo, Nho
giáo và Phương Tây ở Tây Nam Bộ, chỉ ra rằng phong trào Phật giáo ở vùng
này rất mạnh, trong khi Nho giáo thì rất yếu, so sánh với vùng Đông Nam
Bộ và hai miền Trung, Bắc Bộ. Đặc biệt, các nghiên cứu còn khẳng định, văn hóa
Tây Nam Bộ chưa hề bị Hán hóa, khác với một số nhận định “giải Hán hóa” để lý
giải về tình trạng nói trên.
Thú vị nhất là phần triển khai các thành tố trong tính cách văn hóa vùng Tây
Nam Bộ. Lần đầu tiên, tính cách văn hóa của họ được trình bày như một hệ thống
gồm 6 đặc trưng, có sáu điểm mới so với công trình nghiên cứu trước đây. Đó là:
Tính sông nước, tính trọng nghĩa, tính bộc trực, tính bao dung, tính thiết thực
và tính mở thoáng.
Các tác giả cũng khẳng định hệ đặc trưng tính cách văn hóa Tây và Đông Nam Bộ
có mức độ dương tính cao hơn văn hóa truyền thống ở đồng bằng Bắc Bộ rõ rệt.
Nhưng tính dương tính của hai vùng Tây và Đông cũng khác biệt. Việc hệ thống
các thành tố và tính cách văn hóa Tây Nam Bộ có thể giúp cho việc xây dựng
chiến lược phát triển và khai thác vùng đất giàu tiềm năng này, cũng như giúp
cho người vùng này nhận ra điểm yếu, mạnh của mình.
Có thể xem cuốn sách dày 890 trang này là công trình đặc sắc và có giá trị lâu
dài, do NXB Văn hóa Văn nghệ và Tủ sách Văn hóa học Sài Gòn liên kết xuất bản.
Cuốn
“Văn hóa người Việt vùng Nam Bộ” vừa ra mắt bạn đọc do GS.TSKH Trần Ngọc Thêm
chủ biên, với sự tham gia của 16 TS, ThS. Một cuốn sách gợi mở, nhiều nghiên
cứu thú vị.
Ở phần
I, lần đầu tiên, các tác giả đã xây dựng được một lý thuyết phân vùng văn
hóa với việc định nghĩa rõ khái niệm văn hóa vùng và vùng văn hóa, đề
xuất quy trình phân vùng văn hóa và các thao tác xử lý vùng giáp
ranh.
Trong
lĩnh vực đồ cổ việc làm giả thưởng xảy ra và rất tinh vi. Bằng các phương tiện
vật lý và hóa học người ta có thể kiểm tra để xác định liệu đồ vật đưa ra có
đúng là đồ cổ hay không. Ngoài ra người ta cũng còn phải có hiếu biết về lịch
sử sản xuất vật liệu và mỹ nghệ nữa. Nhiều khi đúng là đồ cổ thật nhưng nó lại
được phục chế hay sửa chữa bằng các kỹ thuật mới rất hiện đại. Trong nhiều
trường hợp các nhà khảo cổ đã lật tẩy được những thủ đoạn tinh vi của những kẻ
lừa đảo.
Quá trình ăn mòn tự nhiên ở đồ đồng, thiếc
tạo ra một lớp màng mỏng màu xanh.. Đó là khoáng đồng bền vững phủ lên lớp
cuprit đồng ở vật thề.
Quá trình ăn mòn tự nhiên ở đồ đồng, thiếc
tạo ra một lớp màng mỏng màu xanh.. Đó là khoáng đồng bền vững phủ lên lớp
cuprit đồng ở vật thề.
THẨM TRA
Sau đây là
một vài phương pháp. Trong đồ trang sức bằng vàng các phần mạ vàng được gắn vào
đồ vật bằng mối hàn. Khi sử dụng kính hiển vi quét điện tử ngưởi ta phát hiện
trong mối hàn có cadmi. Thời cổ đại người ta sử dụng các mối hàn cứng bằng vàng
hay đồng còn các mối hàn mềm bằng chì hay thiếc. Các mối hàn bằng vàng chứa
cadmi mới chỉ được sử dụng từ những năm 1850 trở lại đây do Cadmi là nguyên tố
khó phân lập vì dễ bay hơi (có nhiệt đô sôi 768o). Như vậy có thể kết luận
rằng, các mối hàn chứa vàng và cadmi không thể có niên đại trước những năm
1850. Để xác định niên đại của đồ cổ người ta sừ dụng phương pháp đồng vị Phóng
xạ, mà phổ biến nhất là đồng vị các bon C14. Một phương pháp nữa là cách xác
định thời gian qua sự phân hủy phóng xạ (chu kỳ bán hủy) của một số nguyên tố
(như thori, uran, kali) có trong đồ cổ. Phương pháp nung phát quang cũng là một
cách để xác định niên đại. Nói chung các phương pháp xác định niên đại kể trên
không thật hoàn hảo. Người ta phải tính đến nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến sự
chính xác của các phép đo hoặc phải làm theo nhiều cách để đối chiếu với nhau.
TÍNH NIÊN ĐẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOÁ HỌC
Các đồ cổ bằng kim loại
trải qua thời gian thương để lại các màng gỉ bên ngoài. Hầu hết các kim loại,
trừ vàng và bạch kim,đều dễ bị oxy hóa. Các oxyt được tạo ra trước tiên, sau đó
là các ion bền vững và quá trình tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào môi
trường.
Sau đây
là một ví dụ về đồng và các hợp kim của nó. Một đồng xu bằng đồng rơi xuống
rãnh nước và chỉ ít ngày sau sẽ xuất hiện một lớp mỏng màu đỏ đục của oxyt
đồng, dạng cuprit Cu2O. Sau nhiều tháng, cuprit sẽ chuyển sang màu xanh cây vì
sự tạo thành cacbonnat, clorua, hay sunfat đồng. Trong nôi trường nơi tiền bị
chôn lại có thể tạo ra một loại hydroxyt cacbonat như malachit màu xanh lá cây
(Cu(OH)2CO3 hay hiến hơn là azurit màu xanh nước biển (Cu2(OH)3 Cl). Nếu trong
môi trường lại có muối, nó sẽ tạo ra một muối clo như atacamit có màu xanh
(Cu2(OH)3Cl).
Ở môi trường bị ô nhiễm như hiện nay, các muối bền vững thường là
loại hydrôxyl – sunfat. Như vậy ở đâu có những lớp mỏng màu xanh phủ lên tượng
đồng màu đen trong môi trường công nghiệp thì đó chính là brochantit (Cu4SO4
(OH)6 (hay antlerit Cu3SO4(OH)4)
Rõ ràng là việc tạo ra những lớp màng đồng
nhân tạo rất có sức thuyết phục đã được bọn làm đồ giả thực hiện với tài khéo
léo suất nhiều thế kỷ qua, suốt từ khi mà đồ đồng cổ được sưu tập. Ở Trung
Quốc, việc sưu tập này đã có từ hàng ngàn năm về trước. Người ta đào bới đồ
đồng cổ từ những ngôi mộ cổ thời nhà Thương khoảng (1500 năm trước công nguyên)
hay thời nhà Hán (khoảng 200 năm trước công nguyên đến 200 năm sau CN): Các đồ
đồng này có màng gỉ màu xanh lá cây và đồ giả cổ cũng có được màu xanh ấy và dễ
được chấp nhận. Người ta tạo đồ giả bằng cách sau: hoặc làm mòn bề lặt kim loại
với một hóa chất thích hợp để tạo ra một lớp mỏng thật giống, hay nghiền loại
khoáng thích hợp rồi dùng chất kết dính gắn vào bề mặt kim loại.
Đồ đồng giả thời nhà Minh (Trung Quốc) ở thế
kỷ 15 sau công nguyên được làm như sau: Xứ lý đồ vật với phèn nóng ở trong một
lớp đất sét, sau đó lại xử lý tiếp với dung dịch muối amoni và borat (dùng bàn
chải quét hay để trong một lớp đất sét) và cuối cùng là nung ở nhiệt độ thấp
trong lò nhiều ngày. Có một cách làm khác là ngâm đồ vật trong phân hay để trên
mái nhà ngoài trời lâu ngày. Các lớp mỏng nhân tạo này thường có đúng màu như ở
đồ cổ thật nhưng nó lại không đặc chắc bằng. Còn một điều đặc biệt là, trong
lớp màng mỏng nhân tạo có cả đồng nitrat mà ở đồ cổ thật không có. Băng phương
pháp phân tích tán xạ tia X người ta sẽ phát hiện ra ngay. Khi nghiên các chất
khoáng (giống loại khoáng trên mặt đồ cổ) rồi bôi và gắn vào đồ vật thì việc
phát hiện thật giả rất khó khăn. Trong trường hợp chất kết dính hữu cơ là loại
nối đôi khi được chiếu bởi tia cực tím nó sẽ phát quang. Điều đó chứng tỏ cổ
vật được xem xét có cái gì đó không chuẩn xác. Tuy nhiên khoáng chất cerrusite
PbCO3 là một thành phần có trong sản phẩm ăn mòn tự nhiên ở đồ đồng thiếc chứa
chì cũng là một chất có thể phát quang. Lau chùi đồ vật với một dung môi hữu cơ
có thể làm mất lớp màng trên mặt. Tuy vậy nhiều chất phủ bề mặt thường dùng
trong nhiều thế kỷ đã qua thì lại không phát quang hoặc không phản ứng gì với
dung môi. Nếu có thể cắt hoặc đánh bóng một phần của đồ vật cổ rồi so sánh sự
khác nhau giữa các lớp phủ ngoài và lớp bên trong thì sẽ thấy được thật giả lớp
bề mặt làm giả dễ bị mất do nông hơn so với lớp bề mặt tự nhiên. Nhưng không dễ
gì cắt được bay đánh bóng cổ vật.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN CẤU TẠO
Nếu phân tích vật liệu cổ vật
cũng có thể xác định được tính xác thực của nó. Có thể làm theo hai cách, hoặc
so sánh với nguồn vật liệu mà trong quá khứ người ta đã từng dùng để sản xuất
đồ vật hoặc so sánh với vật liệu của đồ cổ thật được sản xuất ở cùng niên đại.
Cách thứ nhất chỉ đúng khi có ít các nguồn vật liệu được sử dụng trong quá khứ
để làm đồ cổ. Thí dụ: Lapis lazuli là loại đá tương đối quý màu xanh da trời
được sử dụng khắp Trung Đông thời cổ đại, có nguồn gốc từ thung lũng Badakshan
ở Afganistan hiện nay loại đá này không chứa khoáng canxisilicat (Wollastonit)
một loại Lapis khác ở gần hồ Baican (Xibêri, Nga) được phát hiện vào thê kỷ 19
thì có Wollastonit. Và gần đây, loại đá xanh quý có khoáng Wollastonit nàylđược
tìm thấy ở Chilê.
Vào cuối thế kỷ 19 Viện bảo tàng Anh mua được một đồ cổ có hình đầu chó
sói có vẻ như được sản xuất từ thời Ai cập cổ đại. Thế nhưng một vài dấu hiệu
đặc biệt khiến người ta nghi ngờ đây là loại đồ giả cổ. Một thí nghiệm phân
tích theo phương pháp tán xạ tia X cho thấy, trong đồ vật này có chứa chất
khoáng Wollastonit một loại khoáng chưa được tìm thấy ở thời cổ đại ấy. Hợp kim
của đồng được nhiều người biềt đến và quen gọi là đồng thiếc vì nó là hợp kim
của hai nguyên tố chính là đồng và thiếc, không kể đến các nguyên tốc số lượng
nhỏ hơn. Trong đồ đồng cổ hầu hết là loại hợp kim này. Thế nhưng ở thời đại
Lamã, hợp kim của đồng và kẽm được sử dụng và được gọi là đồng thau. Điều đó có
nghĩa là trong 2000 năm qua có rất nhiều vật làm bằng hợp kim đồng thau. Điều
này giúp cho việc xác định tính xác thực của đồ cổ.
Có một lần người ta đã khảo sát hai bức tượng nhỏ giống hệt nhau hình
người nằm nghiêng bằng đồng. Theo phong cách thì đây là sản phẩm của thế kỷ thứ
6 trước công nguyên. Có thể một trong hai tượng là phiên bản của cái kia hoặc
cả hai đều là phiên bản. Khi phân tích lớp bề mặt của 2 bức tượng người ta thấy
ngay rằng một bức được làm bằng hợp kim đồng thiếc có chứa một ít chì phù hợp
với niên đại dự đoán. Còn bức tượng kia là hợp kim đồng kẽm có niên đại muộn
hơn cái trên ít nhất là nửa thiên niên kỷ (500 năm).
Một
vị khách nước ngoài hỏi tôi: Tại sao Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh
ác liệt nhất, thế mà một nhạc sĩ tiên phong trong dòng nhạc cách mạng như Đỗ
Nhuận lại viết nên ca khúc “Việt Nam quê hương tôi” thanh bình và lãng mạn đến
vậy? Câu trả lời có thể là: Lòng khao khát hòa bình.
Tôi
nhớ mãi buổi chiều cuối thu ấy, tôi cùng vị khách người nước ngoài đi dạo trên
đường Thanh Niên ngắm cảnh Hồ Tây, ngắm đền Quán Thánh và ngắm chùa Trấn Quốc.
Một ông lão mù cùng đứa trẻ đi bán sáo Trúc rong, ông thổi bài “Việt Nam
quê hương tôi” của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Thấy vị khách tò mò, tôi mua tặng anh cây
sáo. Trong nắng chiều Hà Nội hanh hao, nghe tôi kể qua về bài hát và thổi tặng
anh nét giai điệu “Việt Nam quê hương tôi”, anh đã không cầm được những giọt
nước mắt vì xúc động…
Chiều
cuối thu, thoảng mùi hương hoa sữa nở muộn, phía trước chúng tôi là mặt nước Hồ
Tây mênh mông sóng gợn, thấp thoáng bóng sâm cầm đang bay tìm về tổ. Sau lưng
chúng tôi là Hồ Trúc Bạch được ngăn cách với Hồ Tây bởi con đường rợp bóng liễu
vàng mà xưa kia gọi là đường Cổ Ngư còn hôm nay mang tên đường Thanh Niên. Gần
nửa thế kỉ trước, cũng vào mùa thu, nơi đây John McCain trong một phi vụ lái
máy bay oanh tạc Hà Nội đã bị bắn rơi xuống lòng Hồ Trúc Bạch. Chiến tranh khi
đó càng ngày càng leo thang để rồi 1 năm sau ngày McCain bị bắn rơi là Cuộc
tổng tiến công tết Mậu Thân lịch sử. Bài hát “Việt Nam quê hương tôi” ra đời trong
những ngày khói bom ác liệt đó, đúng vào năm 1968.
Tôi
kể cho anh bạn nghe về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt
Nam, về nhạc sĩ Đỗ Nhuận, về hoàn cảnh ra đời bài hát, về nội dung ca từ. Rồi
tôi cầm cây sáo Trúc thổi lại giai điệu “Việt Nam quê hương tôi” mà ông già mù
bán sáo rong vừa thổi. Anh bạn xúc động bảo rằng nét giai điệu mang âm hưởng
đồng quê: giản dị, dễ nghe, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Tôi cũng có chung
suy nghĩ ấy. Cho dù ca khúc không sử dụng chất liệu dân gian nhưng rõ ràng âm
hưởng đồng quê đã vang lên trong từng nốt nhạc, từng lời ca. Như chính cuộc đời
nhạc sĩ Đỗ Nhuận, trước khi đến với các nhạc khí phương Tây, ông đã từng học
nhiều nhạc cụ dân tộc như sáo Trúc, sáo Tiêu, đàn Nguyệt, đàn Tứ, đàn Bầu. Có
lẽ vì thế mà ở ca khúc này nhạc sĩ không có chủ ý sử dụng chất liệu dân gian
nhưng nét nhạc vẫn đưa tâm hồn người nghe về với cội nguồn của dân gian? Cũng
có thể một phần lí do chất dân gian luôn thấm đẫm trong tâm hồn người Việt bởi
một quốc gia có bốn nghìn năm lịch sử với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà
nhạc sĩ Đỗ Nhuận cũng chính là người chịu chung sự ảnh hưởng đó.
Nghe
đi nghe lại vài lần, anh bạn người nước ngoài đã có thể huýt sáo điệu nhạc. Bắt
đầu từ chỗ có lời ca, ngay ô nhịp đầu là nốt Si giáng, ô nhịp thứ 5 cũng là nốt
Si giáng, đến ô nhịp thứ 15 chuyển sang nốt La giáng. Ca khúc viết ở giọng Đô
trưởng đơn giản, mộc mạc mà khỏe khoắn như bản tính vốn có của người Việt Nam. Sự xuất
hiện của nốt Si giáng ngay từ đầu lời ca giống như giọng thứ làm cho giai điệu
trở nên đằm thắm, tha thiết. Một điểm đặc biệt nữa là trong toàn nét giai điệu
của lời ca không hề có mặt nốt Fa bậc bốn và nốt Si bình nên dù là gam Đô
trưởng của điệu thức phương Tây nhưng lại phảng phất điệu thức 5 âm của nhạc
truyền thống Việt Nam. Chỉ cần đúng 3 nốt giáng với sự vắng mặt của nốt Fa bậc
4 và nốt Si bình cũng đủ làm cho ca khúc mang nét đặc trưng của âm nhạc đồng
quê vừa thân quen, vừa gần gũi, song toàn bài vẫn toát lên sự sang trọng và hào
hoa. Bởi vậy cho nên bất kể người Việt nào cũng biết đến ca khúc. Đa số người
dân quê không hiểu gì về nhạc lí nhưng họ có thể ngân nga theo nét giai điệu,
có thể hát thành bài, có thể huýt sáo, hay có thể tấu lên bằng một nhạc cụ nào
đó. Và sẽ không có gì lạ mỗi khi về các làng quê thấy thấp thoáng sau lũy tre
làng vang lên giai điệu của ca khúc “Việt Nam quê hương tôi”. Đó là những
trưa hè oi ả với tiếng mẹ ru con, là những buổi chiều trẻ mục đồng chăn trâu
thổi sáo, là những đêm hè gió mát trăng thanh ngân nga giai điệu tiếng đàn
Bầu... Và cũng gần nửa thế kỉ nay, trên các sân khấu ca nhạc, trên làn sóng các
đài phát thanh và truyền hình, liên tục vang lên giai điệu “Việt Nam
quê hương tôi”. Cứ thế, ca khúc bằng cách này cách khác, đã đi vào sâu thẳm cõi
lòng, vào con tim khối óc mỗi người dân đất Việt.
Có
một điều lạ mà anh bạn người nước ngoài nhận ra rằng, ông già mù thổi sáo ở ô
nhịp thứ 15 là nốt Re đen luyến lên Sol, trong khi tôi thổi từ nốt Re đen luyến
lên La giáng. Đây chính là cách thức hòa thanh cổ điển phương Tây, với quãng 5
giảm là quãng nghịch nên cần phải giải quyết triệt để, nghĩa là khẳng định lại
giọng Đô trưởng một cách chắc chắn chứ không phải là sự chuyển điệu hay li
điệu. Đây là một điểm nhấn quan trọng của ca khúc mà chắc chắn nhạc sĩ có ý đồ
rõ ràng khi sáng tác. Có lẽ khởi điểm của sự lạ này là do kĩ thuật đàn Bầu, từ
nốt Re đen luyến lên La giáng khó hơn là dừng ở nốt Sol; và ngay sau đó phải
trở về nốt Mi bình với quãng rộng lại nhấn trái chiều nên kĩ thuật càng khó, vì
thế mà các nghệ sĩ hay dừng ở nốt Sol dây buông thay vì luyến lên tận nốt La
giáng. Dần dà các nhạc cụ khác cũng bắt chước đàn Bầu chới với ở nốt Sol. Nghệ
sĩ còn vậy, sao có thể trách ông già mù bán sáo rong thổi sai mất một nốt…
Anh
bạn người nước ngoài dường như bị ám ảnh bởi câu chuyện phi công John McCain bị
bắn hạ giữa Hồ Trúc Bạch. Không ám ảnh sao được khi chiến tranh với sức hủy
diệt khủng khiếp đã đẩy cả một dân tộc ngập chìm trong bao nhiêu đau thương
tang tóc. Điều ngạc nhiên là giữa cái sống và cái chết cận kề, thì sứ mệnh của
nhạc sĩ là viết lên những bản hùng ca thúc giục tinh thần đấu tranh anh dũng
của chiến sĩ, vậy mà tại sao người nhạc sĩ cách mạng như Đỗ Nhuận lại viết được
một ca khúc thanh bình và lãng mạn đến thế? Phải chăng Đỗ Nhuận được “lựa chọn”
để nói lên tiếng nói của con dân đất Việt từ ngàn xưa đến nay, rằng dân tộc
Việt Nam luôn mong mỏi hòa bình, càng trong những hoàn cảnh phải đối diện với
sự sống và cái chết thì sự mong mỏi ấy lại càng khát khao, càng mãnh liệt hơn
bao giờ hết?
Chiến
tranh đã lùi xa nửa thế kỉ, hôm nay người dân Việt đã chìa bàn tay thân ái đón
chào nhân dân Mỹ, ca khúc “Việt Nam quê hương tôi” không chỉ như liều thuốc làm
khép miệng vết thương năm xưa giữa hai dân tộc Việt Mỹ, mà ca khúc còn là lời
mời gọi bạn bè năm châu hãy đến với Việt Nam, đến với một dân tộc khát khao hòa
bình. Những năm qua, hình ảnh nhiều người dân và chính khách Mỹ đến thăm đất
nước Việt Nam, trong đó có vợ của Thượng nghị sĩ John McCain, đó là minh chứng
hùng hồn cho tinh thần khát khao và yêu chuộng hòa bình của người dân đất Việt.
Vào cuối thế kỷ XV, Hải
Hậu, huyện miền biển của tỉnh Nam
Định ngày nay đã bắt đầu đón những đoàn người khai hoang mở đất đầu tiên.Trải qua hơn năm trăm năm, bao lớp người
được sinh ra, cần mẫn làm ăn đã tạo nên cho vùng đất này những làng quê trù
phú, những mái đình, ngôi chùa cổ kính, những giáo đường trang nghiêm…
Sầm uất nhất ở Hải Hậu
có lẽ là thị trấn Yên Định. Phố chợ Đông Biên từ thời Pháp đã nổi tiếng với
những dãy nhà kiến trúc theo lối Tây và những món ăn chơi thanh lịch.
Bánh khảo (bánh in),
bánh nhãn Yên Định thời đó được xếp vào loại thức ăn ngon, quý. Bánh ngon không
chỉ vì gạo nếp Hải Hậu có chất lượng mà còn vì cái tính tỉ mỉ, cầu kỳ của người
dân trong thú vui chế biến các món nhâm nhi.
Bánh nhãn tròn như
viên bi, có màu vàng sẫm như quả nhãn nhìn thấy đã thèm. Nguyên liệu chính làm
bánh nhãn là mỡ heo, gạo nếp, trứng gà, đường kính được chọn lọc kỹ càng.
Nếp phải là nếp bắc, nếp cái dóc, nếp hương.
Nếu lẫn nếp khác sẽ làm hỏng bánh. Trứng gà phải thật tươi, tuyệt đối không
được dùng trứng vịt thay thế, nếu không bột bánh sẽ không nổi, dễ cháy, không
ngon.
Một góc chùa Lương
Riêng mỡ heo phải rán
thành nước đựng trong đồ sành, không được pha mỡ khác hoặc dầu thực vật. Đường phải
trắng cũng phải mới để làm cho bánh mềm nhưng giòn tan, giữ độ bóng, tạo cảm
giác ngọt mát khi thưởng thức.
Nhà cổ ở phố chợ Đông
Biên giờ không còn nhiều song bánh nhãn, bánh khảo vẫn là món đặc sản mà ai đến
đây cũng mua một ít làm quà. Những lễ hội truyền thống vẫn được tổ chức hằng
năm.
Đặc biệt nhất là màn
đi cà kheo của dân vùng biển diễn ra ở chùa Lương (hay còn gọi là chùa trăm
gian) được xây dựng vào cuối thế kỷ XV, khi việc quai đê lấn biển đã giành
nhiều kết quả. Thời đó, khi đời sống vật chất của dân cư dần dần ổn định, bốn
ông tổ cùng các dòng họ lại dồn sức chăm lo đời sống tinh thần: xây dựng đền
chùa, bắc cầu, mở chợ.
Cầu
Ngói
Ngôi chùa hiện tại có
quy mô gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc dân tộc qua nhiều thời đại,
nhưng đậm nét vẫn là phong cách của hai thế kỷ XVII và XVIII. Chùa dựng trên
thế đất đẹp. Trước chùa là hồ nước trong xanh như tấm gương in bóng tam quan cùng
các cây cổ thụ. Vật liệu xây tường, lợp mái được dùng là gạch Bát Tràng và ngói
ta.
Cách chùa Lương khoảng
100m, nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, cầu Ngói gắn với ngôi chùa thành
một cụm di tích. Cùng niên đại xây dựng với chùa Lương, cầu Ngói mà người dân
Hải Hậu quen gọi là cầu Ngói chợ Lương (vì cầu ở liền chợ) là một trong số mười
chiếc cầu cổ nhất ở đây.
Chín cây cầu kia đều
bằng đá, kiến trúc cũng đơn giản, mục đích là để đi lại thuận tiện. Còn cầu
Ngói ở gần chùa, gần chợ là nơi thường diễn ra lễ hội nên được làm cầu kỳ, đặc
sắc.
Một
nhà thờ ở Hải Hậu
Không chỉ có thế, ở
Hải Hậu còn có rất nhiều nhà thờ, đến làng nào cũng có giáo đường lớn nhỏ cổ
kính. Có chỗ, đối diện qua con đường là hai nhà thờ với hai lối kiến trúc khác
nhau nhưng đều đẹp đẽ và trang nghiêm.
Từ thời xưa đến nay, trong mỗi gia đình người Việt, bất kể giàu nghèo, sang
hèn, đều lấy việc thờ cúng ông bà tổ tiên làm trọng. Thờ cúng tổ tiên chính là các hình thức lễ nghi,
cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế
hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Bàn thờ tổ
tiên thường đặt ở những nơi trang trọng nhất trong nhà, trên đặt các đồ thờ tự
được coi là những vật linh thiêng, thường được làm bằng gỗ, gốm sứ, đồng...Đồ
thờ bằng đồng được ưa chuộng nhất bởi màu sắc trang trọng, chất liệu bền
chắc...và cổ kính, linh hơn các chất liệu khác, ngoài ra đồ đồng ở VN nổi tiếng
từ xưa vì vậy đồ thờ cúng bằng đồng có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác,
vì vậy con cháu sau nay coi đó là đồ cổ, báu vật linh thiêng, truyền thống của
gia đình, dòng họ...
Tình cờ tôi theo một người bạn về quê ăn đám giỗ, mới có cái may mắn được
chiêm ngưỡng và nghe kể về chiếc mâm đồng màu mắt cua…
3 Mâm cơm bây giờ, dường như chỉ còn khái niệm? Người ta rất ít dùng mâm,
thông thường là bày lên bàn. Có người bày trên phản, giường, cũng có khi bày
luôn trên nền nhà! Và bữa cơm thường quây quần cả gia đình vợ chồng, con cái,
có khi cả ông bà, hoặc khách. Việc phân ngôi thứ, bày tỏ tôn kính ít thấy ở mâm
cơm như ngày xưa, là sự tiến bộ, bình đẳng giữa vợ chồng? Song thiếu cái mâm,
dường như thấy thiếu… một nghi thức cần thiết trước những “hạt ngọc” của trời
và mồ hôi, công sức của con người…
Lúc bày cỗ cúng, gia
đình bày lên các mâm lễ vật gồm thủ heo, gà luộc nguyên con, tô thịt kho tàu,
khổ qua dồn thịt, gỏi, bánh trái... được để lên trên những chiếc mâm nhôm màu
trắng, có hai chiếc mâm đồng, màu vàng đen mà dân gian thường gọi là màu mắt
cua, đặt ở vị trí trang trọng nhất của tủ thờ. Thoáng chút thắc mắc: Sao không
để lên tủ thờ, hay mặt phản mà để trên mâm làm gì cho... vướng? Như đọc được
thắc mắc của tôi, bạn thì thào nói: “Các cụ dạy phải lên mâm, lên bát… Anh
không nhớ sao? Đó còn là sự bày tỏ lòng tôn kính với bậc trưởng thượng nữa
đấy!”... Thế là hiểu và nhớ…
2 Ngày xưa, bao giờ
mẹ cũng dọn riêng cho cha tôi một mâm cơm và mang tận nhà trên. Mẹ và các con
bao giờ cũng ăn cơm ở gian bếp hay nhà dưới. Ở gian bếp, chén bát, thức ăn có
thể bày ra trên bàn, hoặc để dưới đất. Kỹ hơn có thể bày trên cái mẹt đan bằng
tre, nhưng bưng lên nhà trên phải bày trên mâm đàng hoàng. Mâm có thể là mâm
gỗ, mâm nhựa hoặc mâm nhôm màu trắng bạc. Rất ít gia đình có mâm làm bằng đồng,
trừ phi đó là gia đình quyền quý hoặc khá giả!
Cha đi vắng hoặc đi công
chuyện chưa về, cơm canh, thức ăn cũng phải dọn ra mâm, để trên bàn và đậy lồng
bàn cẩn thận. Theo mẹ, đó là biểu lộ sự tôn kính. Có lẽ vì sự tôn kính ấy mà
mới có câu: “Lên mâm, lên bát”, hay chê bai những người cộc cằn, thô lỗ: “Dằn
mâm, xán chén”, hoặc để nói sự đời: “Thêm bát có nát mâm?”...
Thuở xa xưa, vua chúa
yến tiệc, thức ăn được để trên mâm vàng, mâm ngọc, gia đình quyền thế thì mâm
bạc, mâm đồng, hạng thứ dân thì mâm nhôm, mâm gỗ, mâm tre... Chính vì vậy mà
người ta gọi là “mâm cơm” không ai gọi... bàn cơm, hay giường cơm.
Chiếc mâm nhôm ngày nay,
hầu như nhà nào cũng có, còn chiếc mâm đồng, chỉ có nhà khá giả, thường là
vật... gia bảo, truyền từ đời này sang đời khác! Song phần lớn các gia đình
hiện nay, ăn cơm không còn ai dọn trên mâm nữa?...